Kiến thức phổ thông
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Báo Mới Hàng Ngày


VI TÍNH AN BÌNH - 0919.185.184

DỊCH VỤ CHO THUÊ XE MÁY VŨNG TÀU 0908.191.134

Đề kiểm tra trắc nghiệm giữa HKI Sinh học 12 có đáp án - 2016

Go down

Đề kiểm tra trắc nghiệm giữa HKI Sinh học 12 có đáp án - 2016 Empty Đề kiểm tra trắc nghiệm giữa HKI Sinh học 12 có đáp án - 2016

Bài gửi by Admin Tue Dec 27, 2016 6:13 pm

Câu 1: Đột biến gen là gì?
A.  Rối loạn quá trình tự nhân đôi của một gen hoặc một số gen.
B.  Biến đổi ở một hoặc vài cặp nucleotit của gen.
C.  Phát sinh một hoặc số alen mới từ một gen.
D.  Biến đổi ở một hoặc vài cặp tính trạng của cơ thể.
Câu 2: Gen là một đoạn ADN
A.  mang thông tin di truyền cho toàn bộ cơ thể sinh vật.
B.  mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.
C.  chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
D.  mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
Câu 3: Cơ thể sinh vật mà bộ nhiễm sắc thể tăng lên nguyên lần (3n, 4n, 5n…) là dạng nào sau đây:
A. Thể lưỡng bội.
B. Thể đơn bội.
C. Thể đa bội.
D. Thể lệch bội.
Câu 4: Cho phép lai  P : AA x aa (A là trội so với a) thì ở thế hệ F2 sẽ có tỉ lệ kiểu gen là
A.  1 đồng hợp : 3 dị hợp.
B.  3 dị hợp : 1 đồng hợp.
C.  1 đồng hợp : 1 dị hợp.
D.  100% dị hợp.
Câu 5: Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi
A.  bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản.
B.  không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính.
C.  các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể  tương đồng.
D.  các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn.
Câu 6: Thể đột biến là những cá thể
A.  mang những biến đổi trong vật chất di truyền.
B.  mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
C.  mang đột biến phát sinh ở giao tử, qua thụ tinh vào một hợp tử ở trạng thái dị hợp.
D.  mang những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử.
Câu 7: Bệnh ung thư máu ở người do:
A. Đột biến mất 1 NST 21.
B. Đột biến chuyển đoạn NST 21.
C. Đột biến thêm lặp đoạn NST 21.
D. Đột biến mất đoạn ở NST 21.
Câu 8: Cho cơ thể có kiểu gen AB/ab. Với tần số hoán vị gen 0.16. Theo lí thuyết giao tử Ab được sinh ra với tỉ lệ;
A. 0.16 B. 0.5 C. 0.08 D. 0.15
Câu 9: Phép lai nào sau đây được coi là phép lai phân tích ?
I. Aa x aa.   II. Aa x Aa.     III. AA x aa.   IV. AA x Aa.  V. aa x aa.
Câu trả lời đúng là :
A.  I,III, V
B.  I, III
C.  II, III
D.  I, V
Câu 10: Đột biến NST gồm các dạng
A.  thêm đoạn và đảo đoạn NST
B.  đa bội chẵn và đa bội lẻ
C.  đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST
D.  lệch bội và đa bội
Câu 11: Cho cá thể mang gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp tối đa là
A.  64 B.  256 C.  128 D.  32
Câu 12: Cấu trúc siêu hiển vi của NST sinh vật nhân thực theo trật tự:
A. ADN + prôtêin →  Nuclêôxôm → Sợi cơ bản  → Sợi nhiễm sắc  → sợi siêu xoắn → Crômatit.
B.   ADN + prôtêin →  Nuclêôxôm → Sợi cơ bản  → Sợi nhiễm sắc   → Crômatit → sợi siêu xoắn.
C. ADN + prôtêin →  Nuclêôxôm → Sợi cơ bản  → sợi siêu xoắn → Sợi nhiễm sắc   → Crômatit.
D.   Nuclêôxôm →  ADN + prôtêin → Sợi cơ bản  → Sợi nhiễm sắc  → sợi siêu xoắn → Crômatit.
Câu 13: Một người đàn ông kết hôn với 1 phụ nữ bình thường . Anh ta bị mù màu và có ông bố vợ cũng bị mù màu. Xác xuất để vợ chồng anh ta sinh con trai không bị mù màu là bao nhiêu.
A. 25% B. 50% C.   12.5% D. 10%
Câu 14: Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là :
A. Nuclêôxôm. B. Nuclêôtit. C. Prôtêin Histôn. D. ADN.
Câu 15: Cho cơ thể có kiểu gen Ab/aB. Không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết giao tử được sinh ra từ cơ thể trên là:
A. ab, aB B. AB, Ab C. Ab, aB D. AB, ab
Câu 16: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:
A. 1/64. B. 1/32. C. 1/2. D. 1/4.
Câu 17: Bộ ba kết thúc là:
A. UAA. B. AUU. C. AGU. D. UUU.
Câu 18: Hóa chất 5-BU thường gây đột biến
A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Thêm 1 cặp nucleotit
C. Thay thế A-T bằng G-X D. Thay thế G-X bằng A-T
Câu 19: Theo thứ tự từ đầu 3’-5’ của mạch mang mã gốc, thứ tự các vùng của gen cấu trúc lần lượt là:
A. Vùng kết thúc – Vùng điều hoà – vùng mã hoá
B. Vùng điều hoà – vùng mã hoá – vùng kết thúc.
C. Vùng mã hoá – Vùng điều hoà – vùng kết thúc
D. Vùng điều hoà – vùng kết thúc – vùng mã hoá
Câu 20: Một  đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là:
3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
A. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'. B. 5'...GGXXAATGGGGA...3'.
C. 5'...GTTGAAAX XXXT...3'. D. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.
Câu 21: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau.
Phép lai nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau ?
A.  AaBb x AaBb B.  Aabb x aaBb
C.  AaBb x Aabb D.  aabb x AaBB
Câu 22: Có tất cả bao nhiêu bộ ba trong bảng mã di truyền?
A.  60 B.  64 C.  61 D.  63
Câu 23: Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n+1) sẽ tạo nên
A.  thể bốn nhiễm hoặc thể ba nhiễm kép.
B.  thể ba nhiễm.
C.  thể bốn nhiễm.
D.  thể khuyết nhiễm.
Câu 24: Đột biến nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch?
A.  Mất đoạn NST B.  Đảo đoạnNST
C.  Chuyển đoạn NST D.  Lặp đoạn NST
Câu 25: Ở người, hội chứng Down (Đao) là hậu quả của đột biến
A.  lệch bội ở cặp nhiễm sắc thể số 21
B.  mất đoạn nhiễm sắc thể số 21
C.  dị bội thể ở cặp nhiễm săc thể giới tính
D.  chuyển đoạn nhỏ ở nhiễm sắc thể số 21
Câu 26: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là :
A.  16 B.  7 C.  8 D. 12
Câu 27: Hiện tượng di truyền chéo liên quan tới trường hợp nào sau đây:
A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường
B. Gen trong ti thể.
C. Gen trên X
D. Gen trên Y
Câu 28: Prôtêin điều hoà liên kết với vùng nào trong Opêron Lac ở E.côli để ngăn cản quá trình phiên mã?
A. Vùng mã hoá B. Vùng vận hành
C. Vùng khởi động D. Vùng điều hoà
Câu 29: Ở cà độc dược 2n=24, người ta có thể phát hiện được bao nhiêu dạng thể ba khác nhau?
A.  12 B.  24 C.  36 D.  48
Câu 30: Một ruồi giấm cái mắt đỏ (trội hoàn toàn) có kiểu gen dị hợp nằm trên nhiễm sắc thể X, giao phối với một ruồi giấm đực mắt đỏ sẽ cho ra  F1 :
A.  toàn bộ ruồi đực có mắt trắng.
B.  1/2 số ruồi đực có mắt trắng.
C.  3/4 ruồi mắt đỏ, 1/4 ruồi mắt trắng ở cả đực và cái.
D.  1/2 số ruồi cái có mắt trắng.
Câu 31: Điều hoà của gen ở E.coli chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
A.  phiên mã. B.  phiên mã và dịch mã.
C.  dịch mã. D.  nhân đôi ADN.
Câu 32: Noãn bình thường của một loài cây hạt kín có 12 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử chính ở noãn đã thụ tinh của loài này, người ta đếm được 25 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử đó thuộc dạng đột biến nào sau đây?
A.  2n + 1 B.  2n + 1 + 1
C.  2n + 2 + 2 D.  2n + 2
Câu 33: Trong trường hợp trội hoàn toàn, phép lai nào cho tỉ lệ kiểu hình 1:1 :
A. AA x Aa B. aa x aa C. Aa x Aa D. Aa x aa
Câu 34: Đột biến điểm là dạng đột biến:
A. Xảy ra tại 1 đoạn nhiễm sắc thể. B. Liên quan đến 1 cặp nuclêôtit.
C. Liên quan đến 1 hay vài cặp nuclêôtit. D. Liên quan đến 1 điểm trên NST.
Câu 35: Ở người có bộ NST  2n = 46. Số lượng NST được dự đoán ở thể 3 là
A. 45. B. 24. C. 49. D. 47.
Câu 36: Khi lai giữa P thuần chung, đời F1 chỉ xuất hiện kiểu hình quả tròn, ngọt. ChoF1 tự thụ phấn được F2:
0.66 cây quả tròn, ngọt.
0.09 cây quả tròn, chua.
0.09 cây bầu dục , ngọt.
0.16 cây bầu dục, chua.
Xác định tần số hoán vị gen, biết hoán vị gen chỉ xảy ra ở một bên.
A. 0.16 B. 0.32 C. 0.36 D. 0.38
Câu 37: Một gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài. Số liên kết Hiđrô giảm đi 1 liên kết. Lọai đột biến đó là:
A. Thay thế 1 cặp A-T bằng cặp G-X B. Thêm một cặp A-T.
C. Mất một cặp A-T. D. Thay một cặp G-X bằng cặp A-T.
Câu 38: Cho cơ thể có kiểu gen AB/ab. Với tần số hoán vị gen 0.24. Theo lí thuyết giao tử AB được sinh ra với tỉ lệ;
A. 0.16 B. 0.5 C. 0.08 D. 0.38
Câu 39: Enzim nào dưới đây có vai trò nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản của ADN.
A.  ADN – pôlimeraza B.  ARN pôlimeraza
C.  Đêrulaza D.  Ligaza
Câu 40: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai củaMenđengồm:
    1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
    2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1 ,F2, F3.
    3. Tạo các dòng thuần chủng.                                      
    4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
Trình tự các bướcMenđenđã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 1.
C. 3, 2, 4, 1. D. 2, 1, 3, 4.

ĐÁP ÁN
1 B; 2 B; 3 C; 4 D; 5 C; 6 B; 7 D; 8 C; 9 B; 10 C; 11 A; 12 A; 13 A; 14 A; 15 C; 16 B; 17 A; 18 C; 19 B; 20 D; 21 D; 22 B; 23 A; 24 D; 25 A; 26 C; 27 C; 28 B; 29 A; 30 B; 31 A; 32 A; 33 D; 34 B; 35 D; 36 C; 37 D; 38 D; 39 D; 40 C

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 59
Join date : 09/12/2016

https://baitap.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết